18 Tháng Mười, 2024

Công dụng thần kỳ của kem chống nắng cho làn da của bạn

Công dụng thần kỳ của kem chống nắng cho làn da của bạn

Bên cạnh tác dụng làm chắc xương cũng như là tăng cường trao đổi chất, tia nắng mặt trời có nhiều tác hại đối với cơ thể, và đặc biệt là làn da. Tia nắng mặt trời (nhất là vào thời điểm từ 10h-15h) sẽ chứa nhiều tia cực tím (UVA, UVB, UVC) sẽ: Gây tổn thương bên ngoài cho da như là cháy nắng, mẩn đỏ, sạm da… Làm tăng sự hình thành của các hắc tố melanin gây nên tình trạng da không đều màu. Làm tăng nhanh quá trình lão hóa da, và khiến da mất sự đàn hồi, hình thành nếp nhăn, khô da, nám da, tàn nhang… gây ung thư cho da, gây tổn hại cho mắt và thị lực nếu như nhìn trực tiếp.

Có rất nhiều cách để bảo vệ bạn tránh khỏi ánh nắng mặt trời, tuy nhiên kem chống nắng chính là một sản phẩm bảo vệ tối ưu và hiệu quả nhất. Kem chống nắng vật lý (hay còn gọi là Sunblock) nó có nguyên lý hoạt động là kem không thấm vào da mà tạo nên một màn chắn trên da giúp ngăn chặn, phát tán để tia cực tím không thể nào tác động lên da và bảo vệ da. Vậy nên dù là ở ngoài hay ở trong nhà thì vẫn nên dùng kem chống nắng.

Dùng kem chống nắng ngay cả khi ở nhà

Thoa kem chống nắng kể cả khi trong nhà để chống lại ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính; và tia UV từ các thiết bị phát sáng, giảm lão hóa, nám, khô da… Bác sĩ Đỗ Kim Anh, Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, Đại học Y Hà Nội; cho biết một trong những nguyên nhân thất bại trong điều trị nám; là dùng kem chống nắng sai cách khiến da khô, sần, lão hóa.

Nhiều người có dùng kem chống nắng nhưng chỉ dùng một lần buổi sáng; hoặc không dùng vì chỉ làm việc ở nhà, nghĩ bôi nhiều khiến da đổ dầu, bí… Tuy nhiên, kem chống nắng không chỉ để chống nắng; mà còn giúp làn da chống lại những tác nhân gây hại khác từ môi trường; như khói bụi, bức xạ nhiệt và ánh sáng xanh.

Dùng kem chống nắng ngay cả khi ở nhà

“Kem chống nắng không khiến cho da đẹp hơn tức thì; nhưng giúp bảo vệ da, phòng tránh lão hóa hiệu quả, giảm các vấn đề về sắc tố như thâm nám… Dù ở nhà vẫn nên dùng kem chống nắng”, bác sĩ Kim Anh nói. Theo bác sĩ, kem chống nắng chống lại ánh sáng xanh từ máy tính, điện thoại. Đây là tác nhân khiến da lão hoá, các tế bào chết sản sinh ra nhiều hơn, da bị khô, sần sùi; tổn thương từ bên trong, xỉn màu và mất đi vẻ tự nhiên láng mịn vốn có.

Tác hại của tia UV

Ngoài ra, thoa kem chống nắng thường xuyên còn chống lại tia UV từ ánh đèn trong nhà như đèn huỳnh quang, đèn chiếu sáng… Bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu – Thẩm mỹ da; Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết tia UV có thể khúc xạ khi chiếu vào các mặt phẳng vật chất như kính, mặt nước, mặt đường nhựa…

Do đó khi chúng ta ngồi trong phòng nơi có ánh sáng chiếu vào nhiều; vị trí ngồi làm việc gần cửa, gần mặt đường, gần vách kính, thì làn da cũng bị tác động gián tiếp. Tiếp xúc nhiều với các loại ánh đèn chứa tia UV; có thể gây một số bệnh về da như ban đỏ, ung thư da, khô da sắc tố…

Tác hại của tia UV

“Năng lượng tia UV hoặc tia sáng tác hại trên da khi chúng ta làm việc trong môi trường trong nhà; thấp hơn so với làm việc trong môi trường. Song, tích lũy dần, chúng sẽ gây lão hóa và các vấn đề về sắc tố da”, bác sĩ Thanh chia sẻ.

Chọn kem chống nắng phù hợp để bảo vệ làn da

Để bảo vệ da, bạn nên chọn chỉ số chống nắng phù hợp với làn da và môi trường tiếp xúc. Khi ra ngoài trời, tiếp xúc ánh nắng cường độ cao, nên chọn chỉ số SPF cao; còn khi làm việc trong môi trường không bị nắng chiếu trực tiếp cần SPF thấp hơn.

Lựa chọn loại kem chất lượng phù hợp vùng da; loại da (da nhờn, da khô, da nhạy cảm…). Quy tắc thoa kem là thoa trước khi ra nắng ít nhất 20 phút, thoa lại sau hai đến ba giờ. Ưu tiên những vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Nếu có điều kiện, bôi kem chống nắng cho cả vùng tay chân, thân mình.

Trường hợp thoa kem chống nắng bị bí da thì hãy xem lại sản phẩm có thực sự phù hợp hay không. Trên thực tế mỗi nền da khác nhau sẽ có những sản phẩm chống nắng tương ứng. Da đang điều trị mụn, không nên dùng kem chống nắng. Nên đợi khi hết mụn, chỉ còn sẹo thâm; hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để sử dụng kem phù hợp.

Truy cập yrpoxy.com để xem thêm nhiều bài viết hữu ích giúp khỏe đẹp.