Nhóm thép, chứng khoán và ngân hàng chào đón sự trở lại của chuyển động dòng tiền phiên đầu tháng 7. Trong khi đó ngành bất động sản có xu hướng bị rút ròng bởi nhiều lý do. Khối tự doanh CTCK tiếp tục xả trăm tỷ đồng và chưa có dấu hiệu dừng lại, chịu áp lực bán mạnh nhất có HPG. Tuy nhịp điều chỉnh nhẹ cuối tháng 6 khiến thị trường khá chao đảo, phiên giao dịch ngày đầu tháng 7 hân hoan khi sắc xanh tím lan tỏa toàn thị trường.
Dòng tiền gần 1,4 tỷ USD trên toàn sàn đưa VN-Index lên vùng đỉnh cao nhất 1.417 điểm. Các cá nhân là nhóm mua ròng duy nhất trong phiên với lực mua ròng 1.067 tỷ đồng, tập trung ở VPB, CTG.
Chỉ số bứt phá, thanh khoản bùng nổ phiên đầu tháng 7
VN-Index đóng cửa cao nhất phiên đồng thời xác lập vùng đỉnh mới tại 1.417,08 điểm. Tăng 8,53 điểm (0,61%) so với phiên trước đó. Độ rộng thị trường cải thiện so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng- giảm là 224-165.
Theo quan sát, lực kéo từ các cổ phiếu trụ đẩy VN30-Index kết phiên tăng 16,14 điểm. Lên vùng giá cao nhất trong lịch sử, 1.545,14 điểm. Tính tới hiện tại, VN30-Index đang cao hơn VN-Index 128,06 điểm.
Đi cùng sự bứt phá của chỉ số, phiên hôm nay cũng đánh dấu sự trở lại của dòng tiền gần 1,4 tỷ USD trên toàn sàn. Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 31.183 tỷ đồng. Tăng 27,5% so với phiên liền trước. Riêng trên sàn HOSE, thanh khoản trong phiên đạt 25.563 tỷ đồng. Đây là mức thanh khoản cao nhất kể từ ngày 8/6/2021. Dường như tâm lý thị trường đã lạc quan trở lại khi hệ thống giao dịch mới sắp được đưa vào vận hành. Giúp VN-Index tiếp tục tiến về các ngưỡng cao mới.
Dòng tiền đổ về ngành thép, chứng khoán và ngân hàng
Dòng tiền quay lại với cổ phiếu ngành thép và ngân hàng. Nhưng có sự phân hóa ở nhóm bất động sản. Nhóm cổ phiếu chứng khoán, thép, ngân hàng tăng lần lượt 4,31%, 1,99% và 0,62% trong ngày hôm qua. Tỷ trọng dòng tiền vào 3 nhóm ngành này cũng tăng lần lượt là 2,04%, 2,86% và 0,57% so với trung bình một tháng trước. Nhóm cổ phiếu chứng khoán dậy sóng với sự bứt phá mạnh của các cổ phiếu lớn như HCM, SSI. Song mức tăng mạnh vẫn thuộc về các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn. Như BVS, MBS, BSI, CTS, AGR.
Nhóm cổ phiếu thép với sự góp mặt của hai cổ phiếu lớn kèm thanh khoản cao. Gồm 40 triệu cổ phiếu HPG và 15 triệu cổ phiếu HSG được giao dịch. Ngoài ra, nhóm ngân hàng được dẫn dắt bởi các mã VPB, STB, MSB và TCB.
Thống kê 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số, VPB (tăng 3,99%), HPG (2,52%) và GVR (4%) đóng góp tới 4,2 điểm cho đà tăng của VN-Index. Tuy vậy, sắc đỏ tại ba ông lớn ngành bất động sản là VHM, NVL và VIC là lực cản của chỉ số.
Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 25.563 tỷ đồng. Trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 31.183 tỷ đồng. Tăng 27,5% so với phiên liền trước. Riêng trên sàn HOSE, đây là mức thanh khoản cao nhất kể từ ngày 8/6/2021.
NĐT cá nhân là động lực chính
Nhìn vào giao dịch theo nhóm nhà đầu tư, dòng tiền mua dồi dào từ các cá nhân trong nước là động lực chính đưa VN-Index bứt phá. Theo ghi nhận trong phiên, NĐT cá nhân quay lại là nhóm mua ròng duy nhất với 1.005 tỷ đồng. Trong đó mua ròng khớp lệnh 1.067 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Họ mua ròng 10/18 ngành, tập trung ngân hàng. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung vào VPB, CTG, STB, NVL, GND, HPG, VCI, MWG, VHM, DPM.
Trong khi đó, họ bán ròng 8/18, chủ yếu là ngành Thực phẩm và đồ uống. Chiều bán ròng có VCB, MSN, VNM, KDH, BID, HDB, PLX, GAS, PVT, GVR. Ngày hôm qua, NĐT cá nhân là bên mua ròng duy nhất trên thị trường. Top mua bán ròng của NĐT cá nhân chủ yếu đối ứng với NĐT nước ngoài. Tuy nhiên họ cũng mua bán đối ứng với tổ chức trong nước và tự doanh.
Động thái mua ròng của NĐT cá nhân diễn ra sau khi nhiều công ty chứng khoán cấp margin trở lại trong ngày đầu tháng 7. Trước đó, việc hạn chế margin để “chốt số” phần nào ảnh hưởng đến sức mua của nhóm đang chiếm giá trị giao dịch lớn nhất thị trường này.
Tự doanh CTCK chưa dừng bán ròng, tập trung xả HPG và VPB
Tự doanh công ty chứng khoán đều đồng loạt bán ròng trong phiên vượt đỉnh. Tính riêng giá trị bán khớp lệnh trên sàn HOSE là 73,2 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch đầu tháng 7, hoạt động bán ra của khối tự doanh công ty chứng khoán áp đảo phía mua vào. Với giá trị tương ứng 607 tỷ đồng – 461 tỷ đồng. Theo đó, khối tự doanh ghi nhận thêm một phiên bán ròng gần 146 tỷ đồng.
Top10 mã chịu áp lực bán ròng, khối tự doanh tập trung xả HPG 94 tỷ đồng. Theo sau là VPB (61 tỷ đồng). Các cổ phiếu bị bán ròng mạnh còn có CTG (23 tỷ đồng), VIC (12 tỷ đồng) và OCB (11 tỷ đồng).
Hai chứng chỉ quỹ trong top bán ròng có E1VFVN30 ghi nhận giá trị 46 tỷ đồng, FUEVFVND (28 tỷ đồng). Ngoài ra, khối tự doanh còn bán ròng dưới 10 tỷ đồng cổ phiếu SSI, TPB, DCM.
Top10 mã thu hút dòng tiền từ tự doanh có cổ ba mã nổi bật với giá trị mua ròng tương đối cao. Gồm MBB (42 tỷ đồng), FUESSVFL (18 tỷ đồng), DXG (12 tỷ đồng). Bên cạnh đó, dòng tiền nhóm này rút khỏi cổ phiếu FPT, TCB, VNM, MWG, TDP, HDC, PNJ.
Tổ chức trong nước tiếp tục rút vốn, chủ yếu là nhóm bất động sản
NĐT tổ chức trong nước tiếp tục bán ròng 241 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 169 tỷ đồng. Cụ thể, các tổ chức trong nước bán ròng chủ yếu là ngành bất động sản và mua rất hạn chế 4/18 nhóm ngành.
Top các mã được khối này mua ròng có SSB, CTG, KDH, E1VFVN30, VPB, VCB, VJC, IJC, BID, DXG. Ngược lại, Top các mã bị tổ chức trong nước bán ròng có HPG, FLC, NVL, ACB, BVH, NLG, GEX, PNJ, VHM, VIC.
Khối ngoại đảo chiều bán ròng 247 tỷ đồng
NĐT nước ngoài: bán ròng 247 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 418 tỷ đồng.
Lực mua ròng khớp lệnh của nước ngoài chuyển sang ngành thực phẩm và đồ uống (MSN). Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VCB, MSN, GAS, HDB, BID, KDH, STB, PLX, KBC, PVT.
Phía bán ròng khớp lệnh, khối ngoại tiếp tục bán chính nhóm ngân hàng. Top bán ròng theo thứ tự các mã VPB, CTG, NVL, VIC, HCM, VHM, DPM, DCM, PHR, E1VFVN30.
Tin tức liên quan
Mới nhất phiên giao dịch sáng 2/7: Nhóm ngân hàng mua ròng nghìn tỷ
Dự đoán cổ phiếu nên mua phiên ngày 2/7/2021
Nhận định chứng khoán 2/7/2021: Thanh khoản khả quan, thị trường chuẩn bị tăng mạnh trong phiên tới