9 Tháng Một, 2025

Bao dung với người khác là bao dung với chính mình

Bao dung với người khác là bao dung với chính mình

Người bao dung là những người có tấm lòng rộng lượng. Khi bao dung đối với người khác thì cũng có nghĩa là bao dung cho bản thân mình. Thứ tha với lầm lỗi của người khác cũng là tha thứ cho bản thân. Nếu như cuộc sống chỉ có oán hận, không biết bao dung thì khó là có cuộc sống tốt đẹp được. Phật giáo nói rằng bao dung đối với kẻ địch là cách thức trả thù kinh khủng nhất. Nếu bạn chỉ biết oán hận thì chỉ là tạo khổ đối với mình mà thôi. Chính vì thế, hãy cố gắng tha thứ cho người khác, bao dung vạn vật và cũng là cho bản thân mình nữa.

Bao dung đối với kẻ thù

Phật dạy: Sống trên đời, biết bao dung, tha thứ cho người khác, chính là bao dung, tha thứ cho chính mình, đó chính là tài sản quý giá nhất của mỗi người. Tha thứ cho người khác, bản thân mới thực sự quên đi những thường tổn, an vui mà sống. Tha thứ cho người khác, cõi lòng ta mới thực sự được cỏi trói, trút bỏ hoàn toàn những nhỏ nhen và oán hận.

Bao dung đối với kẻ thù

Biển lớn có thể dung nạp trăm nghín sông suối. Tha thứ cho người, tưởng khó nhưng dễ vô cùng. Chỉ là ta có chấp nhận buông bỏ nhân tâm oán hận và đặt cái tôi vĩ đại sang một bên. Nên nhớ người có thể tha thứ là người biết làm chủ vận mệnh của mình, xua tan quá khứ tăm tối và tạo ra tương lai tốt đẹp.

Oán hận là tự tạo khổ

Nếu được hỏi: Ta oán hận ai nhiều nhất? Thường con người sẽ trả lời rằng: đó là kẻ đã hãm hại mình. Thế nhưng Phật dạy: người ta căm hận nhất trên đời lại chính là bản thân ta. Vì không thể buông bỏ, mà khiến bản thân tổn thương. Vì chất chứa oán hận, nên không thể sống an lạc. Giữ oán hận ở trong tâm, ta như tự trói chặt và cầm dao làm tổn thương chính mình. Nên nhớ, người bị ta oán hận không đau khổ. Người duy nhất đau khổ chỉ có bản thân ta mà thôi.

Đừng nuôi dưỡng những nguồn cảm xúc tiêu cực. Bằng không, dần dần bạn sẽ tự nhuộm đen chính mình, đến mức không thể nhận ra bản thân là ai nữa. Đừng để lòng oán hận trở nên vô biên, để rồi tạo ra những tội nghiệp thương thiên hại lý, vừa hại người, lại tự hại chính mình.

Oán hận là tự tạo khổ

Đời người cần học được chữ “thứ”

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết. “Ngô đạo nhất dĩ quán chi”. Nghĩa là Đạo của ta chỉ một gốc mà xuyên suốt. Tăng Tử cũng viết: “Phu tử chi đạo trung thứ nhi dĩ hĩ”, nghĩa là Đạo của Khổng Tử dạy trung và thứ. Người xưa chú trọng vào tu thân dưỡng tính, lúc nào cũng chú trọng kiểm tra lại bản thân mình, đồng thời có thể dùng lòng khoan dung mà lượng thứ cho khuyết điểm của người khác. Điều đó không chỉ khiến cho đức hạnh của bản thân mình có thể nâng cao lên mà còn có thể cảm hóa, thiện hóa người khác.

Học trò của Khổng Tử là Tử Cống từng hỏi ông rằng. “Thưa thầy! Có hay không có một chữ mà có thể làm nguyên tắc. Khiến con người cả đời làm theo?” Khổng Tử nói: “Chính là chữ ‘Thứ’. Chữ ‘Thứ’ này chính là mang ý nghĩa khoan dung, độ lượng.” Một vị học trò khác của Khổng Tử là Nhan Hồi cũng từng nói. “Nhân thiện ngã, ngã diệc thiện chi. Nhân bất thiện ngã, ngã diệc thiện chi”. Nghĩa là người đối tốt với ta, ta cũng đối tốt với người; người không đối tốt với ta, ta vẫn đối tốt với người.