27 Tháng Bảy, 2024

Hậu quả mà dịch Covid để lại cho người lao động là vô cùng lớn

Hậu quả mà dịch Covid để lại cho người lao động là vô cùng lớn

Thị trường lao động do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid nên ngày càng có những diễn biến xấu đi. Nhiều công ty, xí nghiệp không đủ sức trụ vững, hàng loạt người lao động phải tạm thời nghỉ việc…Ổn định cuộc sống của người lao động dường như đang rơi vào bế tắc.

Chỉ trước khi mùa dịch chưa lâu, thì nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang khan hiếm nguồn lao động, khó khăn trong vấn đề tuyển dụng nhân sự. Nhưng tình hình bây giờ thì ngược lại, cắt giảm lao động và giãn cách việc làm là phương án tốt nhất cho nhiều doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên theo đánh giá, dịch Covid chỉ tác động trong một thời gian nhất định với một số ngành nghề cụ thể, chứ không phải toàn bộ thị trường lao động. Nên vẫn có nhiều cơ hội khác mở ra.

Tỷ lệ người lao động thất nghiệp mùa dịch tăng cao

Trong buổi báo cáo tình hình kinh tế xã hội mới công bố, Tổng cục Thống kê cho biết số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II là gần 1,2 triệu người – tăng 87.000 người so với quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2021 là 2,62% – tăng 0,2% so với quý trước. “Số thanh niên từ 15 – 24 tuổi thất nghiệp trong quý II là hơn 389.000 người. Chiếm 31,8% tổng số người thất nghiệp”, ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê) cho biết.

Tỷ lệ người lao động thất nghiệp mùa dịch tăng cao

Tính chung 6 tháng đầu năm, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1,1 triệu người. Tăng hơn 100.000 người so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong 6 tháng đầu năm 2021 là 2,52%.

Còn tình hình thiếu việc làm 6 tháng đầu năm là hơn 1,1 triệu người. Tăng hơn 48.000 người so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm là 2,58%. Tăng 0,25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 2,64%. Tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,54%. “Như vậy tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm là kém khả quan. Thị trường đang trên đà phục hồi vào cuối năm 2020 đã chịu tác động tiêu cực từ 2 làn sóng COVID-19 tháng 1 và tháng 4 năm nay”, ông Nam cho biết.

Chính sách hỗ trợ người lao động

Về các chính sách hỗ trợ người lao động, theo Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động. Năm 2020 đã có 14 triệu người dân được hỗ trợ từ gói hỗ trợ khẩn cấp do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ngoài ra, năm 2020 có 1 triệu người đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp – tăng hơn 32% so với năm 2019. Đã có khoảng 1,06 triệu người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Với tổng số tiền được trợ cấp là 18.200 tỷ đồng (bình quân 3 triệu/người/tháng).

Chính sách hỗ trợ người lao động

Bên cạnh đó theo ông Nam, Chính phủ cũng đã có gói hỗ trợ khẩn cấp cho hơn 1 triệu người lao động không có bảo hiểm với kinh phí là hơn 1.027 tỷ đồng. Đây là những người bị giãn việc, mất việc, tạm hoãn hợp đồng, tạm chấp dứt hợp đồng. Ngoài ra gói hỗ trợ còn hướng đến một số đối tượng như hộ nghèo, cận nghèo…

“Theo các chuyên gia quốc tế, Việt Nam cần tăng cường gói hỗ trợ người lao động để đảm bảo ổn định xã hội và an sinh xã hội”, ông Nam cho biết. Trước đó trong báo kinh tế vĩ mô tháng 5. Chính phủ có thể muốn xem xét một gói kích thích tài khóa mới. Bao gồm một gói hỗ trợ với quy mô lớn hơn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Cơ hội từ thích ứng

Trước thực tế này, không ít doanh nghiệp, người lao động vẫn bảo đảm được công việc. Nhờ đẩy mạnh làm việc online. Hay việc giao dịch, mua bán giờ đây cũng chủ yếu thông qua nền tảng thương mại điện tử. Rõ ràng dịch Covid-19 đang tác động trực tiếp đến nhiều ngành nghề. Trong đó các lao động phổ thông và lao động làm việc trực tiếp bị ảnh hưởng không nhỏ. Thách thức này đòi hỏi ngành đào tạo nhân lực phải làm sao đào tạo ra những lao động đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Dự báo dịch Covid-19 cũng khiến nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa. Sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Điều này cho thấy nếu người lao động, doanh nghiệp. Biết đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin thì có thể dễ dàng thích ứng với nhu cầu của xã hội cũng như tình hình dịch bệnh.

Dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới cho biết. Sẽ có khoảng 49% công việc hiện nay sẽ biến mất trong 20 năm tới. Những ngành nghề đang phát triển trong thời điểm hiện tại chưa chắc được lựa chọn trong tương lai. Bởi vậy, có thể thấy dịch Covid-19 chính là cơ hội cho các doanh nghiệp, người lao động. Phải thay đổi suy nghĩ, cách thức làm việc để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế.