27 Tháng Bảy, 2024

Chợ tạm ngưng, giá rau xanh tăng cao chóng mặt, nhu cầu tiêu dùng của người dân bị đảo lộn

Rau xanh có giá tăng vọt

Đã có nhiều siêu thị, cửa hàng kinh doanh, các chợ truyền thống bị phong tỏa do tại những nơi này xuất hiện những trường hợp liên quan ca nhiễm Covid-19. Cũng vì lí do đó mà những chợ tự phát không được phép hoạt động cộng. Bên cạnh đó là hàng loạt những giải pháp nhằm siết chặt công cuộc kiểm soát dịch. Chính vì điều này đã khiến thói quen bán buôn, mua sắm của người dân bị đảo lộn và chưa kịp thích ứng được. Hơn thế nữa, việc giảm đi những nơi mua sắm cũng đẩy cho giá cả các mặt hàng tăng cao. Trong đó phải kể đến rau xanh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiêu dùng của người dân. Trong bài viết dưới đây của yrpoxy.com, bạn đọc sẽ thấy rõ hơn về điều này, cùng theo dõi nhé.

Giá rau xanh tăng cao ảnh hưởng đến người tiêu dùng

Giá rau xanh tăng cao ảnh hưởng đến người tiêu dùng

Những ngày qua, nhiều người dùng tại TP.HCM đều “nhức đầu”. Khi tính toán đi chợ do giá nhiều thực phẩm lần lượt tăng cao. Nhất là các loại rau xanh. Bà Lê (quận 7, TP.HCM) liệt kê: dưa leo chỉ mới tuần trước 25.000 đồng/kg nay lên 35.000 đồng/kg. Rau bí từ 30.000 đồng/bó nay lên 40.000 đồng/bó. Xà lách tùy loại tăng khoảng 4.000 – 5.000 đồng/gói (khoảng 2 búp) và nhiều loại rau khác cũng có mức tăng từ 5.000 – 10.000 đồng/kg. Mức tăng này chủ yếu diễn ra ở chợ truyền thống trong khi tại một số cửa hàng và siêu thị như Bách hóa Xanh, Co.opmart, Lottemart… Giá chỉ tăng nhẹ hoặc ổn định.

“Tôi hay đi mua hàng ở Bách hóa Xanh vì gần nhà thì giá ổn định hơn. Nhưng ở các cửa hàng hay siêu thị rau xanh ít chủng loại. Và không được tươi ngon nên thỉnh thoảng cũng cần phải thay đổi nên ra chợ. Mà các xe đẩy, người bán vỉa hè bị dẹp hết nên trong chợ giá rau tăng mạnh cũng phải mua”, bà Lê tâm sự.

Dù giá cả các loại rau ở mỗi khu vực sẽ khác nhau. Nhưng theo ghi nhận chung đều tăng mạnh trong thời gian gần đây. Bà Kim (quận 12, TP.HCM) cũng than. Không chỉ rau xanh ở chợ mà ở một số cửa hàng cũng tăng mạnh. Cụ thể như dưa leo lên 30.000 đồng/kg, tăng 7.000 đồng/kg so với lúc đầu tháng 6. Đậu cô ve có giá 44.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg. Thịt ba rọi heo giá 225.000 đồng/kg tăng nhẹ 2.000 đồng…

Thực phẩm khô, đông lạnh vẫn bình ổn

Thực phẩm khô, đông lạnh vẫn bình ổn

Ngược lại giá các thực phẩm khác như hàng khô, đông lạnh thì hầu như không thay đổi. Riêng trái cây là ở mức thấp, có loại còn được giảm giá do đang vào mùa. Đáng chú ý là theo bà Kim, rau xanh lại không thể mua tích trữ nhiều ngày. Vì nó sẽ bị dập, thúi. Nhưng trong khi thực hiện giãn cách và lo ngại vì dịch bệnh. Nên bà cũng phải tính toán để hạn chế đi chợ ít nhất. Ví dụ bà phải mua rau xanh các loại ăn trong vòng 2 – 3 ngày đầu. Còn mua bầu bí các loại cho 2- 3 ngày sau đó để thay đổi… Còn bà Thanh (quận Gò Vấp) thì cũng cho hay, có nhiều loại mắc lên gần gấp đôi. Ví dụ bà mua 1 quả mướp và 1 bó rau dền để nấu canh cũng lên tận 40.000 đồng…

Lý giải về đà tăng giá

Theo giải thích chung của một số tiểu thương, do thực hiện giãn cách xã hội không chỉ ở TP.HCM mà còn ở nhiều tỉnh thành khác nên việc vận chuyển khó khăn hơn. Nhất là rau xanh phải được cung cấp hằng ngày cho tươi mới. Từ đó giá tăng lên. Bên cạnh đó họ cũng sợ không bán hết. Nên lấy ít hàng hơn trước nhưng người mua lại nhiều hơn khi xe đẩy, vỉa hè không còn…

Biện pháp bình ổn giá rau xanh

Trước tình hình giá một số mặt hàng rau củ, thịt heo ở chợ lẻ TPHCM tăng giá. Ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho rằng. Hiện nay nguồn rau từ Tây Ninh bị hụt, không về chợ đầu mối do Tỉnh này áp dụng cách ly người từ TPHCM về. Nên thương lái ngưng chở hàng về TPHCM. Tuy nhiên, nguồn rau này không nhiều, rau củ từ Đà Lạt, Long An, Tiền Giang…vẫn về chợ đầu mối đều. Tổng lượng hàng vẫn đảm bảo đủ cung ứng cho thị trường TPHCM.

“Sau khi nắm thông tin có điểm bán lợi dụng tăng giá hàng hóa bất hợp lý. Chúng tôi đã cử lực lượng khảo sát thực tế. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, lợi dụng tăng giá. Còn về nguồn rau Tây Ninh, Sở đang làm việc với Tỉnh này để có phương án điều phối hàng hóa, không để gián đoạn nguồn hàng về TPHCM” – ông Phương cho biết.

Những chợ đã tạm ngưng hoạt động

Hiện TP đã tạm ngưng hoạt động chợ đầu mối Hóc Môn 7 ngày và tạm ngưng một số gian hàng trong chợ đầu mối Bình Điền. Nhiều chợ truyền thống liên quan đến ca mắc Covid-19 như: Hòa Hưng (quận 10), chợ Thái Bình (quận 1), Nguyễn Tri Phương (quận 6), Phạm Thế Hiển (quận 8), Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), Sơn Kỳ (quận Tân Phú)… cũng đã tạm ngưng kinh doanh.