Lợi dụng nhu cầu mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử, các trang mạng xã hội này càng tăng cao khi dịch bệnh kéo dài. Đã có một số thành phần xấu đã thực hiện chiêu trò lừa đảo vô cùng tinh vi. Đó là mạo danh các nhãn hàng tên tuổi, những siêu thị nổi tiếng để gửi link đường dẫn có chứa mã độc để lừa người dân nhập tên, mật khẩu facebook cá nhân. Nghiêm trọng hơn là đã có một số trang đã dụ dỗ người dân cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu tài khoản ngân hàng rồi sau đó chiếm dụng làm của riêng. Và còn nhiều điều nữa sẽ được yrpoxy.com thông tin chi tiết trong phần dưới đây, bạn đọc tuyệt đối đừng bỏ lỡ nhé.
Những chiêu trò lừa đảo quen thuộc những vẫn có nhiều người mắc bẫy
Điển hình tuần trước là một trường hợp nhãn hàng đồ thể thao nổi tiếng thế giới. Tuần này là thương hiệu siêu thị lớn của Việt Nam. Và sắp tới có thể là những nhãn hàng khác. Thủ thuật chung là gửi link đường dẫn có nội dung khuyến mãi. Tặng quà hấp dẫn và yêu cầu người dân nhập thông tin đăng nhập trang facebook cá nhân. Hay nguy hiểm hơn là mật khẩu tài khoản ngân hàng cá nhân. Sau đó thủ phạm tiến hành chiếm đoạt tài khoản của các nạn nhân.
Đối với các tài khoản facebook cá nhân. Thủ phạm sẽ lần lượt nhắn tin danh sách bạn bè để nhờ nạp tiền, chuyển khoản, ….. Đối với các tài khoản ngân hàng, thủ phạm sẽ thực hiện chuyển tiền hoặc rút tiền, …. Để chiếm đoạt. Dù thủ thuật này không mới và đã xuất hiện cách đây vài năm. Nhưng do bối cảnh nhu cầu mua sắm online tăng cao nên vẫn có người dân mất cảnh giác bị lừa.
Đại diện các siêu thị, nhãn hàng cho biết. Không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin cá nhân cần phải bảo mật. Như mật khẩu facebook, mật khẩu ngân hàng, …. Khi mua sắm trên các trang online của họ. Để đảm bảo an toàn cho khách, các siêu thị thường chỉ cần để lại thông tin liên lạc. Chủ yếu là số điện thoại di động, địa chỉ. Từ đó để chủ động gọi lại cho khách chốt đơn hàng và thời gian giao nhận.
Thời kì dịch bệnh, lừa đảo trong việc mua sắm online ngày càng nhiều
Đại dịch Covid-19 làm người dân hạn chế đến siêu thị. Khiến nhiều chuỗi lớn phải mở kênh bán hàng online, bán hàng qua ứng dụng. Việc mua sắm trên nền tảng online tăng cao làm gia tăng nguy cơ bị lừa trên mạng. Thời gian qua, các chiêu lừa đảo phổ biến thường mạo danh ngân hàng. Các thương hiệu nổi tiếng, ví điện tử, sàn thương mại điện tử, các kênh truyền thông, cơ quan công an, điện lực,… Nhưng rất hiếm trường hợp mạo danh siêu thị.
Đợt bùng phát dịch Covid-19 tạo lý do để các email lừa đảo về vắc xin có cài mã độc được gửi đi. Hay dịp Euro này cũng có thể là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng. Dù các chiêu thức không mới, tuy nhiên trước nhu cầu mua sắm trên mạng gia tăng, sắp tới kẻ xấu có thể mạo danh các nhãn hàng để lừa đảo.
Cần tỉnh táo trước những chiêu trò lừa đảo
Đối với cuộc sống hiện đại, các thông tin cá nhân như mật khẩu ngân hàng, mật khẩu các tài khoản mạng xã hội hết sức quan trọng và cần từng cá nhân tự bảo mật cao, không tùy tiện cung cấp cho các trang web, link lạ chưa rõ nguồn gốc. Chỉ cần sơ xuất nhỏ, các tài khoản cá nhân sẽ bị bọn xấu chiếm dụng, mạo danh. Qua đó để tiến hành nhiều thủ đoạn xấu nhằm lừa đảo và mang lại nhiều hệ lụy lớn.
Do đó, bất kỳ lúc nào khi phải cung cấp thông tin cá nhân như tên tuổi, ngày sinh, số CMND/CCCD, tài khoản ngân hàng,… thì người dùng phải kiểm tra xem bên nhận thông tin có đáng tin hay không. Đặc biệt khi liên quan đến mật khẩu tài khoản Facebook, mật khẩu ngân hàng, mã OTP gửi qua tin nhắn thì tuyệt đối không nên chia sẻ.
Trường hợp bị mất tài khoản mạng xã hội, nạn nhân cần nhắn tin bằng điện thoại cho bạn bè trong danh sách, hoặc nhờ bạn bè đăng tin cảnh báo rộng rãi. Nếu lộ mật khẩu tài khoản ngân hàng, nạn nhân cần ngay lập tức đổi mật khẩu hoặc liên hệ ngân hàng tiến hành khóa tài khoản để hạn chế rủi ro.
Tin tức liên quan
Có hàng loạt chương trình ưu đãi khi mua dòng xe Toyota Vios
Người tiêu dùng nên lựa chọn nệm như thế nào để an toàn cho sức khỏe?
Chợ tạm ngưng, giá rau xanh tăng cao chóng mặt, nhu cầu tiêu dùng của người dân bị đảo lộn