27 Tháng Bảy, 2024

Hy vọng vải thiều Việt Nam sẽ thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Hà Lan

Hy vọng vải thiều Việt Nam sẽ thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Hà Lan

Có lẽ vừa qua, nông dân trồng vải thiều Việt Nam đã nhận được tin vui khi lần đầu tiên quả vải tươi Việt Nam đã chính thức được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Hà Lan. Quả vải tươi Việt Nam tại Hà Lan được giới thiệu tới khách hàng với mức giá niêm yết là 18 Euro/kg (hơn 550.000 đồng/kg). Theo nguồn tin từ Thương vụ tại Hà Lan cho biết: “Quả vải tươi khi được nhập khẩu chính ngạch tại Hà Lan còn được nước này phân phối cho các nước EU lân cận. Với những dấu hiệu tích cực này. Hy vọng vải tươi Việt Nam sẽ tiếp tục thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Hà Lan ở những năm tiếp theo.

Một tấn vải thiều Lục Ngạn đã được Tập đoàn Mekong nhập khẩu vào Hà Lan

Thông thường, quả vải Việt Nam sang EU được bán trong các siêu thị tiện lợi châu Á,. Dành cho khách hàng chủ yếu là người gốc Á. Việc thử nghiệm này sẽ đánh giá, rút ngắn thời gian trước khi quả vải lên được kệ siêu thị châu Âu.

Một tấn vải thiều Lục Ngạn đã được Tập đoàn Mekong nhập khẩu vào Hà Lan

Một tấn vải thiều Lục Ngạn đã được Tập đoàn Mekong châu Âu (MCE) nhập khẩu vào Hà Lan. Với mục tiêu chào hàng cho các siêu thị Hà Lan. Ý đồ về dài hạn là đưa quả vải thiều Việt nam vào bán trong các chuỗi siêu thị thực phẩm châu Âu.

“Năm nay em làm là để năm sau mình được vào siêu thị và mình phải tính toán trước làm sao để làm được theo điều kiện của họ. Nếu năm nay mình làm luôn, thì thứ nhất là mình không có đủ nguyên liệu, không đủ vải để cấp. Thứ hai là mình chưa kiểm tra được. Kiểm tra để cho thấy sự an toàn”, Giám đốc Tập đoàn Mekong châu Âu (MCE) Nguyễn Thành Tấn chia sẻ.

Khâu thử nghiệm vải thiều trước khi đưa lên kệ trong siêu thị Hà Lan

Thử nghiệm đã diễn ra trong điều kiện thực. Xuống khỏi máy bay, lô hàng thí điểm được thông quan và kiểm dịch toàn bộ trong khu vực sân bay quốc tế Amsterdam trước khi chuyển tới siêu thị. Hai chuỗi siêu thị Hà Lan là Jumbo và Plus tham gia thử nghiệm.

“Chúng tôi phải theo dõi nhiều yếu tố mỗi khi bán thử một sản phẩm mới. Quả vải giữ được độ tươi trong bao nhiêu lâu? Nếu được 1 một tuần trên kệ thì rất tốt. Chúng tôi cũng quan tâm đến hành vi của khách hàng đối với sản phẩm. Tôi thấy quả vải được đóng trong túi lưới, như vậy là khá thuận tiện cho người mua. Tất nhiên, trước tiên vẫn là chất lượng, phải thực sự bảo đảm”. Ông Maurice De Haan, Quản lý siêu thị Plus, TP Utrecht, Hà Lan, nhân định.

Kết quả ban đầu cho thấy, từ khi quả vải được hái ở Việt Nam cho đến khi bày được lên kệ trong một siêu thị Hà Lan mất khoảng 5 ngày. Để có thể giữ được quả vải tươi lâu hơn trong siêu thị. Chỉ còn cách phải rút ngắn các công đoạn trước đó.

“Chúng ta phải chuẩn bị rất tốt vùng trồng với quy mô lớn đạt chuẩn châu Âu. Và phải đưa mẫu sang test rất sớm. Các khâu từ thu hái, sơ chế, bảo quản và hun trùng, kiểm dịch phải làm rất nhanh. Có như thế, trái vải từ lúc thu hoạch sang đến đây mới nhanh được”. Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại châu Âu Trần Văn Công cho hay.

Hy vọng vải tươi Việt Nam sẽ tiếp tục thâm nhập tốt vào thị trường Hà Lan

Tập đoàn Mekong châu Âu nhằm tới mục tiêu quy mô và dài hơi. Nếu quả vải Việt Nam thuyết phục được người Hà Lan. Thì từ hè năm sau số lượng lớn vải thiều Việt Nam sẽ được nhập khẩu vào Hà Lan. Phân phối cho các siêu thị nước này và các nước châu Âu khác.

Điểm cộng cho lô hàng vải nhập khẩu từ Việt Nam lần này. Là có gắn tem truy xuất nguồn gốc do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phát triển. Điều này làm tăng thương hiệu cho quả vải Việt Nam. Cái khó của doanh nghiệp nhập khẩu là phải tận dụng cơ hội. Để sớm giới thiệu quả vải tươi của Việt Nam đến người tiêu dùng trước khi vải Trung Quốc chính vụ vẫn xuất sang thị trường này hàng năm.

Hy vọng vải tươi Việt Nam sẽ tiếp tục thâm nhập tốt vào thị trường Hà Lan

Vải thiều của Việt Nam tiếp tục có một mùa quả ngọt khi giữa những ngày dịch COVID-19 bùng phát, tình hình tiêu thụ vẫn rất khả quan. Người tiêu dùng các nước sở tại đều đánh giá cao chất lượng vải thiều của Việt Nam năm nay. Đặc biệt là việc đổi mới hình thức bao bì đóng gói cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho việc truy xuất nguồn gốc vải thiều.

Trước đó, trái vải thiều Việt Nam đã xuất khẩu thành công sang Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa Séc. Đều được người tiêu dùng tại các quốc gia này đón nhận nồng nhiệt. Đây đều là những thị trường có đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, dù trái vải thiều được bán ở đây với giá lên đến gần 500.000 đồng/kg nhưng vẫn “cháy hàng”.