Các bé trai và nam thiếu niên ít vận động và không cung cấp đủ canxi trong chế độ ăn uống của họ có thể không khỏe như những người khác. Nếu xương không được chắc khỏe thì đó là một dạng của bệnh loãng xương, có thể dẫn đến nhiều bệnh hơn khi về già. Theo thống kê gần đây của Hoa Kỳ, chỉ 1/4 trẻ em trai ở độ tuổi đi học và đàn ông cao tuổi nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống của họ. Loãng xương phổ biến hơn ở nam giới da trắng, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở nam giới thuộc bất kỳ chủng tộc nào. Để hiểu hơn về tình trạng bệnh này ở nam giới thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của yrpoxy nhé!sandály na klínku černé
vagabond tricouri barbati
gucci genser
nike genser
calvin klein ledvinka
rolex de diamantes
kitten heel flip flops black
מבצעים מצעים למיטת תינוק
סרבל לבן טייסים
scott mountainbike
Bệnh loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương. Đây là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần. Điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ xương nào. Tuy nhiên hay gặp ở xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, trong đó xương cột sống và xương đùi là những xương lành lại rất khó khăn, trong hầu hết trường hợp phải phẫu thuật với chi phí tốn kém.
Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. Đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương. Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.
Bệnh loãng xương khá phổ biến ở nam giới
Loãng xương là một rối loạn chuyển hoá của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. Các nghiên cứu đã chỉ ra, loãng xương chủ yếu xảy ra ở phụ nữ, người già và ít gặp ở nam giới. Tuy nhiên, tỉ lệ nam giới có nguy cơ loãng xương ngày càng tăng cao. Điều đặc biệt quan trọng là hậu quả gãy xương ở nam giới thường nghiêm trọng hơn ở giới nữ, khoảng 30% đàn ông chết trong vòng một năm sau khi bị gãy xương vùng hông trong khi đó tỷ lệ này ở nữ chỉ là 12%.
Tại sao nam giới lại thường bị loãng xương?
Tuổi tác càng cao càng dễ loãng xương
Cơ thể luôn tạo ra mô xương mới để thay thế cho mô xương cũ đã tiêu tan, khi có tuổi, sự tạo xương kém đi vì hấp thụ canxi và vitamin D giảm. Sau tuổi 35 tiến trình bồi đắp cho xương không kịp tiến trình mất xương dẫn đến hiện tượng loãng xương ở nam giới.
Rượu làm tăng khả năng loãng xương
Rượu làm giảm cản trở tiến trình tạo xương và ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Trong khi đó, nam giới là đối tượng khó có thể cưỡng lại được những bữa nhậu hay đơn giản có thú vui là uống rượu. Đây chính là nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ mắc loãng xương ở nam giới.
Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng
Bệnh chán ăn do nguyên nhân thần kinh hoặc bệnh ăn nhiều là những yếu tố nguy cơ làm giảm tỷ trọng xương ở vùng thắt lưng và xương hông. Chế độ ăn không đủ cung cấp đủ canxi: nam dưới 65 tuổi cần 1000mg canxi mỗi ngày, trên 65 tuổi cần ít nhất từ 1500 mg canxi mỗi ngày.
Ít vận động có thể gây loãng xương
Không thường xuyên vận động dễ gây cho cơ thể trạng thái ì ạch, chậm chạp. Thậm chí, là dần dần giảm dần chức năng của xương. Đó là nguy cơ cao bị loãng xương.
Do bệnh mãn tính gây ra
Ở nam giới, có một số bệnh làm giảm khả năng hấp thụ canxi hoặc ảnh hưởng xấu đến tỷ trọng xương. Các bệnh này có thể tăng nguy cơ bị loãng xương gồm: đái tháo đường típ I (phụ thuộc vào insulin), bệnh Crohn, bệnh Cushing, bệnh thận và phổi mạn tính,…
Triệu chứng của bệnh loãng xương ở nam giới
Loãng xương được ví như một con dao thầm lặng, âm thầm tấn công sức khỏe con người. Ở nam giới cũng vậy, nó không có biểu hiện rõ rệt, cụ thể mà chỉ âm thầm hút bớt ngân hàng canxi trong xương của cơ thể. Đến khi có những biểu hiện ban đầu, có thể bạn đã bị mất tới 30% khối lượng xương. Lúc này, bạn cần chú ý tới gặp bác sĩ ngay để có thể điều trị kịp thời.
Các biểu hiện đó là:
- Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân); đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ,…
- Đau thực sự cột sống, đau lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế. Có thể đau mạn tính hoặc cấp tính sau chấn thương; như gãy xương cổ tay, gẫy lún đốt sống, gẫy cổ xương đùi,…
- Đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở
- Gù lưng, giảm chiều cao.
Biện pháp phòng tránh bệnh loãng xương cho nam giới
Loãng xương là bệnh có thể phòng ngừa. Nhưng nhiều nam giới không phát hiện kịp thời để điều trị có hiệu quả. Ngay cả khi đã bị loãng xương thì những biện pháp sau đây cũng giúp ngăn ngừa xương bị yếu đi.
- Cần có đủ canxi và vitamin D: 2 chất này là thiết yếu để tạo khối lượng xương khi còn trẻ. Đồng thời giúp ngăn ngừa mất xương khi đã có tuổi. Thành phần cấu tạo xương có đến 99% canxi. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ canxi thì sẽ lấy canxi từ xương. Do đó cần bổ sung canxi và vitamin D để giảm nguy cơ gãy xương hông và cột sống. Nam cần 400 – 800 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày .
- Vận động thường xuyên: Vận động giúp tạo dự trữ canxi; tăng sự khéo léo, sức mạnh, sự cân bằng nên ít bị ngã và gãy xương. Ngoài ra, vận động còn bảo vệ xương không bị mất thêm ở nam giới đã bị bệnh loãng xương. Mỗi tuần nên tập nâng tạ ít nhất 3 lần. Chạy hay đi bộ, khiêu vũ hay chơi quần vợt đều tốt, chỉ tránh môn thể thao dễ gây gãy xương.
- Không uống rượu quá nhiều: Vì làm giảm tạo xương và giảm hấp thụ canxi. Hạn chế cà phê, uống không quá 3 ly mỗi ngày. Đặc biệt không hút thuốc lá, vì sẽ tác động đẩy nhanh tiến trình tiêu xương.
- Chủ động đi khám bệnh: Khi có các yếu tố nguy cơ để phát hiện bệnh sớm và điều trị thích hợp.
Tổng kết
Tóm lại, bệnh loãng xương là một vấn đề y tế cộng đồng. Vì nó ảnh hưởng đến nhiều người, gây nhiều tổn hại đến sức khỏe và kinh tế. Tuy nhiên, loãng xương ở nam giới là bệnh có thể phòng ngừa được. Vì vậy, nam giới cần quan tâm đến bộ xương của mình hơn. Hãy đi khám khi có yếu tố nguy cơ để được phát hiện và điều trị sớm.
Tin tức liên quan
Những căn bệnh thường gặp ở người già và cách phòng tránh hiệu quả
Tìm hiểu về các bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Tìm hiểu về chứng run tay chân thường gặp ở người già