Ở người cao tuổi, nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm và tình trạng sức khỏe giảm sút. Vì vậy, người già dễ mắc bệnh và các bệnh mãn tính thường xuyên tái phát. Bởi cơ thể của họ lúc đó sẽ có nhiều thay đổi bất thường và những thay đổi này khiến người già khó thực hiện các hoạt động hàng ngày hơn. Đừng xem nhẹ nhé, vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh tuổi già đấy! Bước đầu tiên để nhận biết bệnh tuổi già là bạn cần hiểu rõ về tình trạng sức khỏe và các triệu chứng bệnh để tìm ra phương pháp phòng ngừa và điều trị triệt để. Sau đây là những căn bệnh thường gặp nhất của người lớn tuổi mà bạn cần lưu ý, cùng tìm hiểu với yrpoxy nhé!sandály na klínku černé
vagabond tricouri barbati
gucci genser
nike genser
calvin klein ledvinka
rolex de diamantes
kitten heel flip flops black
מבצעים מצעים למיטת תינוק
סרבל לבן טייסים
scott mountainbike
Những bệnh thường gặp của người cao tuổi
Bệnh cơ xương khớp ở người già
Cơ xương khớp là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi với tỷ lệ mắc phải ngày càng cao. Tuy nó ít dẫn đến tử vong và biểu hiện không nguy cấp như các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư,… Nhưng bệnh cơ xương ở người cao tuổi lại có ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động cũng như sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến người cao tuổi mắc phải bệnh cơ xương khớp là do chức năng tạo sụn và chất nhờn của các khớp suy yếu dần theo tuổi tác. Khi các lớp sụn đệm bị bào mòn, lúc này các đầu xương sẽ ma sát va chạm trực tiếp với nhau. Điều này gây đau nhức khi vận động. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về khớp mãn tính như thoái hóa cột sống, viêm khớp,…
Để phòng ngừa bệnh cơ xương khớp, người cao tuổi nên thường xuyên tập luyện, vận động vừa sức để duy trì các chức năng xương khớp. Ngoài ra, các cụ cũng nên uống đủ nước, bổ sung Omega 3, canxi và các chất tốt cho xương và sụn khớp.
Bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Ở người lớn tuổi, quá trình lão hoá dẫn tới rối loạn lipid trong máu. Nó làm giảm độ đàn hồi mạch máu dẫn tới giảm sức hoạt động của tim. Do đó, các cụ rất dễ mắc cao huyết áp, lâu dần dẫn đến các bệnh tim mạch như:
- Suy tim
- Đau tim
- Cao huyết áp
- Xơ vữa động mạch.
Ở người già, bệnh tim mạch là căn bệnh được xếp vào hàng bệnh nguy hiểm bậc nhất. Bởi lẽ, theo thời gian, các bệnh như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim sẽ dễ biến chứng thành suy tim, viêm cơ tim,… Do đó, cơn đột quỵ có thể đến và lấy đi tính mạng của người cao tuổi bất cứ lúc nào.
Người già rất dễ mắc bệnh hô hấp
Khi càng lớn tuổi, hệ miễn dịch càng suy yếu, người cao tuổi thường khó thích ứng hơn do hệ miễn dịch đã bị suy giảm. Lúc này, các cụ rất dễ mắc phải những căn bệnh liên quan đến hô hấp như:
- Viêm họng
- Các bệnh về phế quản: Viêm, giãn, âm, hen phế quản mãn tính
- Bệnh phổi tắc nghẽn.
Những bệnh hỗ hấp thường gặp ở người cao tuổi nói trên không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, các bệnh này lại dễ mắc phải vào mùa đông, đặc biệt là về đêm. Lúc này các triệu chứng như ho, rát họng, khó thở, ngạt mũi… gây phiền phức không nhỏ cho các cụ. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ đêm. Đây cũng là nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài ở người cao tuổi.
Người lớn tuổi dễ bị bệnh về đường tiêu hoá
Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, do chức năng của các cơ quan suy giảm theo thời gian, người cao tuổi cũng có thể mắc bệnh như viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mãn tính. Những chứng bệnh này khiến cho các cụ cảm thấy rất khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài. Mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh tật phát sinh.
Suy giảm nhận thức ở người già
Quá trình lão hóa bình thường không ảnh hưởng mạnh tới trí nhớ của bạn. Nhưng tình trạng mất trí nhớ vẫn có thể xảy ra ở một thời điểm nhất định. Suy giảm nhận thức nhẹ là một thuật ngữ y tế dùng cho tình trạng giảm trí nhớ do tuổi tác. Nhưng nghiêm trọng hơn so với giảm trí nhớ do quá trình lão hóa bình thường. Người mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ thường hay nhớ trước, quên sau. Họ thường gặp khó khăn khi được giao những công việc như tính toán hay những công việc đòi hỏi nhiều công đoạn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng 10% đến 20% những người trên 65 tuổi có thể mắc phải chứng suy giảm nhận thức nhẹ. Suy giảm nhận thức nhẹ có thể tiến triển thành bệnh Alzheimer – tình trạng bệnh không thể phục hồi của não. Người mắc bệnh Alzheimer sẽ mất dần khả năng suy nghĩ và ghi nhớ. Cuối cùng bệnh nhân không có khả năng thực hiện những việc cơ bản nhất. Những người bị Alzheimer đầu tiên sẽ nhận thấy trí nhớ không còn khả năng ghi nhớ như xưa nữa.
Bệnh suy giảm nhận thức có thể gây ra nhiều ảnh hưởng. Do vậy, khi nhận thấy chính mình hay người thân xuất hiện những triệu chứng của bệnh suy giảm nhận thức thì bạn hãy đến khám bác sĩ để xác định được tình trạng chính xác ngay nhé!
Cách phòng tránh bệnh cho người cao tuổi
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói dân gian đã được lưu truyền từ xa xưa. Nhưng giá trị của nó vẫn còn nguyên vẹn dù là thời điểm nào. Để người cao tuổi có một sức khỏe tốt, không chỉ cần chữa bệnh là đủ mà trên hết cần phải phòng bệnh. Và để có thể phòng bệnh một cách trọn vẹn, chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:
Người già nên được khám sức khoẻ định kì
Không chỉ đối với người cao tuổi, việc khám sức khỏe định kì là việc vô cùng quan trọng đối với tất cả chúng ta nếu muốn có một sức khỏe tốt. Việc khám sức khỏe định kì sẽ giúp người già có thể biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Giúp sớm phát hiện ra bệnh để có phương án điều trị tốt nhất và kịp thời nhất. Ngoài ra, khi đến khám, các cụ cũng sẽ nhận được những lời khuyên sức khỏe hữu ích từ bác sĩ. Điều này cũng vô cùng ý nghĩa trong việc phòng ngừa bệnh của người già.
Vận động giúp cải thiện sức khoẻ người già
Việc tập thể dục không chỉ mang lại ảnh hưởng tích cực cho thể chất của người cao tuổi mà còn cả tinh thần. Vận động thường xuyên, hợp lí sẽ giúp cơ thể người cao tuổi thêm dẻo dai, linh hoạt. Từ đó nâng cao sức đề kháng chống lại nhiều bệnh tật.
Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe ở người cao tuổi
Ngoài ra, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cũng giúp các cụ có một tinh thần sảng khoái, giải tỏa lo âu. Điều này cũng có ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của người già.
Tinh thần lạc quan – bí quyết tăng tuổi thọ
Một tinh thần lạc quan là cách nâng cao tuổi thọ, ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả nhất. Do đó, người cao tuổi nên về hưu đúng độ tuổi. Hãy dừng công việc lao động trí óc quá căng thẳng khi tuổi cao. Thay vào đó, những công việc như trồng rau, nuôi gà, đọc sách,… có thể giúp tâm hồn của họ được thư thái.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Để phòng bệnh lý cho người cao tuổi, gia đình nên chú ý lựa chọn thức ăn:
- Tăng cường rau xanh, trái cây
- Ưu tiên thịt trắng (cá, tôm, cua,…)
- Hạn chế thức ăn chế biến sẵn (thức ăn mua bên ngoài, thức ăn đóng hộp)
- Hạn chế thực phẩm khó tiêu: Rượu, bia, nước ngọt, đồ cay nóng, đồ chiên xào,…
- Sử dụng dầu ăn từ thực vật thay cho mỡ động vật
- Không ăn quá 20g đường và 5g muối mỗi ngày.
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ với các bạn một số loại bệnh của người cao tuổi thường mắc phải cũng như phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng, bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên chia sẻ bài viết để lan toả thông tin cho bạn bè, người thân nhé.
Tin tức liên quan
Bệnh loãng xương ở nam giới và những điều cần biết
Tìm hiểu về các bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Tìm hiểu về chứng run tay chân thường gặp ở người già